Trải nghiệm một nền văn hóa mới cũng khiến tôi bắt đầu thói quen đọc theo lối so sánh. Nó giúp tôi có những cái nhìn sâu sắc hơn. Ví dụ, đầu tiên tôi thấy cái bản đồ này chẳng phù hợp bởi vì đây là những gì học sinh Trung Quốc lớn lên cùng. Chưa bao giờ tôi nhận thức được, Trung Quốc không cần phải là trung tâm của thế giới. Một tấm bản đồ thực sự thể hiện cái nhìn của người thể hiện nó. Đọc so sánh thực sự không phải là điều gì mới mẻ. Nó là một tiêu chuẩn trong thế giới học thuật. Thậm chí có cả những lĩnh vực nghiên cứu ví dụ như tôn giáo so sánh và văn học so sánh.
So sánh và đối chiếu khiến cho nhiều học giả có một cái nhìn toàn diện hơn về một chủ đề. Nên tôi cho rằng, nếu đọc so sánh hiệu quả với việc nghiên cứu, tại sao lại không hiệu quả trong cuộc sống thường ngày? Vì thế tôi bắt đầu đọc sách theo cặp. Chúng có thể nói về con người -- ["Benjamin Franklin" bởi Walter Isaacson] ["John Adams" bởi David McCullough] -- những người liên quan đến cùng một sự kiện, hoặc những người bạn với cùng trải nghiệm. [Lịch sử cá nhân" bởi Katharine Graham] ["Quả cầu tuyết: Warren Buffett và sự nghiệp," bởi Alice Schroeder] Tôi cũng so sánh những câu chuyện giống nhau theo những thể loại khác nhau (Cười) [Kinh thánh: Phiên bản King James] ["Con cừu" bởi Chrisopher Moore] -- hoặc những câu chuyện tương đương nhau từ những nền văn hóa khác nhau, như Joseph Campbell đã làm trong cuốn sách tuyệt vời của ông. ["Sức mạnh của sự hoang đường" bởi Joseph Campbell] Ví dụ, cả chúa Kito và Phật đều trải qua 3 sự cám dỗ. Đối với Kito, những sự cám dỗ đều thuộc về kinh tế, chính trị và linh hồn. Đối với Phật, chúng đều là tâm lý: dục vọng, sự sợ hãi và trách nhiệm xã hội -- rất thú vị.
92 Đầm Nại Ninh Hải Ninh Thuận, TT. Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận
Cách trung tâm thành phố Phan Rang ước chừng chưa đến 10km, khu chợ Đầm Nại của người dân làng chài bên cầu Ninh Chữ hàng...